DƯƠNG VĂN BỐN HÀNH TRÌNH KHỞI NGHIỆP VÀ CHẶNG ĐƯỜNG GIAN KHÓ

          
         
 Dương Văn Bốn, hành trình khởi nghiệp và chặng đường gian khó:
Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng phải trải qua chặng đường học và lập nghiệp. Mỗi người có một cách đi riêng, người thì xuất phát điểm từ những điều kiện tốt, tiền để ba mẹ để lại, nhưng cũng có những con người đi lên từ hai bàn tay trắng từ con số không tròn trĩnh, đầy song gió và thăng trầm, Và đó là con đường tôi đã đi


 Sinh ra và lớn lên từ vùng quê nghèo, tuổi thơ của tôi chứng kiến những vất vả lo toan của mẹ. Nhưng lực học của tôi những năm cấp 2, cấp 3 luôn tốt. tôi chưa bao giờ nản lòng trước ước mơ làm giàu bằng đôi bàn tay của mình, Vì tôi ý thức được thành công không bao giờ đến nếu như tôi không thực sự cố gắng, và cánh cửa thành công sẽ khép lại nếu như tôi không mạnh mẽ bước về phía trước. Như thế những năm cuối cấp 3 nhanh chóng qua đi, cũng như bao bạn bè cùng lớp tôi chọn cho mình một ngôi trường cao đẳng phù hợp với sức học và niềm đam mê của mình
Cuối cùng cuộc sống cũng mỉm cười khi tôi đỗ cao đẳng, đúng ngành mà tôi thích, cũng từ đây khó khăn càng thêm chồng chất, tôi lén thấy nụ cười của mẹ pha lẫn những nỗi lo. Hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nuôi tôi ăn còn chưa đủ no, làm sao lo cho tôi ăn học, thương mẹ, hiểu gia cảnh của mình, nhưng tôi chưa bao giờ lùi bước và muốn ngừng thực hiện ước mơ của mình. Để đỡ mẹ, trước khi lên trường nhập học tôi đi đốn củi bán được 1 triệu 2, số tiền ít ỏi ấy một phần tôi nộp học, một phần để trả tiền nhà trọ. Ngay từ những ngày đầu tiên lên thủ đô học, tôi đã bắt  đầu làm quen với cuộc sống tự lập đó là những ngày tháng thiếu thốn, có bữa chịu đói, bữa ăn không đủ no,Tôi lại quyết tâm đi làm thêm, những khi bạn bè tôi đi chơi, đi ăn uống, sống cuộc sống đầy đủ, chỉ lo học hành, thì ở một con phố nhỏ nào đấy tôi lại bận rộn với những công việc làm thêm, từ bưng bê, dọn dẹp ở căng tin cổng trường, giao cơm, tới công việc nặng nhọc như đẩy cốp pha để có tiền trang trải cuộc sống và học phí
Còn nhớ như in kỉ niệm trong lần đi làm thêm mà lâu lâu bạn bè vẫn thường nhắc lại, đó là trong lúc đang đẩy cốp pha thì gặp nhóm bạn cùng lớp đang đi chơi, có lẽ vì sợ tôi ngại nên các bạn đã giấu vào một góc phố nhỏ bên đường, nhưng thật tình cờ, nhà tôi đẩy cốp pha vào lại chính là nhà mà các bạn tôi trọ, tôi vui vẻ trêu các bạn “ muốn ăn cơm trắng vơi giò, Lại đây mà đẩy xe bò với anh”. Từ đấy các bạn không còn ngại tôi xấu hổ nữa, vì đơn giản đó là công việc không có gì xấu, tuy vất vả nhưng tôi có thể kiếm tiền bằng đôi tay của mình, nuôi sống tôi và ước mơ của tôi. Đi làm thêm tôi có tiền trang trải cuộc sống và gửi một phần nhỏ 200 nghìn về cho gia đình mỗi tháng, đó là niềm vui với cậu sinh viên nghèo như tôi
Những ngày trường còn ở Phú Thượng, trong một lần tình cờ gặp Thái, bạn cùng lớp cũng là đồng hương với tôi, có lẽ đó là nhân duyên để chúng tôi trở thành bạn thân. Thái là một chàng trai khuyết tật nhưng đầy nghị lực, tôi đồng cảm với Thái. Cũng từ đây chúng tôi là đôi bạn vào sinh ra tử, cùng ăn, cùng ngủ và chia sẻ cả miếng cơm những lúc đói. Tôi phụ giúp Thái trong việc đi lại, nấu ăn và sinh hoạt, còn Thái tâm sự với tôi khi tôi buồn. Cứ như thế những năm tháng sinh viên thiếu thốn trôi đi, có những đêm một mình trong bong tối nước mắt tôi lại rơi, khóc vì nhớ nhà, thương mẹ, thương chính mình. Rồi lại tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn, cuộc sống sẽ có nhiều điều tốt đẹp nếu tôi dám bước về phía trước
Năm thứ hai, trường chuyển về Từ Liêm tôi lại phải tìm công việc làm thêm khác, từ công việc phục vụ trong quán karaoke, quán bia…Khi kiến thức đã được cơ bản, trường yêu cầu sinh viên đi thực tập. Đơn xin thực tập gửi đi thì nhiều, nhưng không có hồi âm, dù rất buồn nhưng tôi chưa bao giờ thôi hi vọng, tôi tin họ cho tôi cơ hội, nhất định tôi làm được. Và rồi cuối cùng tôi cũng nhận được lịch phỏng vấn vào một công ty lập trình Web, khi bước vào phòng phỏng vấn, nghe câu hỏi trả lời phỏng vấn “ em đã có kinh nghiệm gì chưa” tôi trả lời đầy tự tin “ em đi học bao nhiêu năm là bấy nhiêu năm kinh nghiệm, em đã từng đi rửa bát, karaoke,quán bia…”. Nhưng họ lắc đầu từ chối với câu trả lời “ công việc mà em làm chẳng liên quan gì tới lập trình.
Thất bại không làm tôi nản lòng, hôm ấy là thứ 7 tôi tiếp tục nhận đi phỏng vấn, có lẽ vì tôi có kiến thức vững chắc, và có một lòng đam mê, nhưng chưa có kinh nghiệm thực tế nên họ đã cho tôi cơ hội. Vui sướng nhưng không khỏi lo lắng, đêm ấy là chủ nhật tôi thao thức không biết thứ hai có làm được việc không. Tôi chỉ biết làm việc hết trách nhiệm và cố gắng hết mình, có lẽ vì thế mà các anh chị trong công ty quý mến và nhiệt tình giúp đỡ tôi. Ngày đi làm, chiều tôi lại bán trà đá, tối đến căn phòng trọ nhỏ 5m lụp xụp là phòng dạy lập trình web của tôi, bàn ghế chiều bán trà đá là những chiếc bàn ghế kê ngay ngắn để học  viên học. Mặc dù cơ sở thiếu thốn như thế, như có lẽ vì niềm đam mê truyền nghề học viên đến học ngày càng đông
Con đường học tập của tôi khá suôn sẻ, bù lại cho những vất vả mà tôi phải chịu, cuối cùng tôi cũng ra trường, cầm trên tay tấm bằng suất sắc. Tôi bắt đầu tương lai của riêng mình, bên cạnh tôi là Thái, người bạn đã cùng đi bên tôi những ngày học  đại học đầy khó khăn, nên tôi không thể để Thái ở lại và tìm công việc tốt cho riêng mình. Tôi quyết định cùng Thái đầu quân vào một công ty lập trình Web để cùng giúp đỡ nhau, làm đôi bạn cùng tiến. Những tưởng ra trường, đi làm có tiền để trang trải cuộc sống và sẽ đỡ khổ hơn, nhưng con đường gập ghềnh khó đi. Lương của Tôi chỉ 200 nghìn/ 1 tháng, lại tiếp tục ngày tháng sống chật vật thiếu thốn. Mặc dù thế tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình, lương thấp không phải vì kiến thức của tôi yếu mà đó là giai đoạn công ty đang gặp khó khăn, khi đã làm trong công ty thì tôi luôn nghĩ mình nên có trách nhiệm gánh vác một phần khó khăn đó, cùng công đi vượt qua.Cũng có khi tủi thân và xấu hổ khi lương bạn bè được 3-4 triệu.
          Người bạn tri kỉ đưa đón tôi và Thái từ ngày đi học, đến khi đi làm là chiếc xe đạp cộc cệch cà tàng. Những ngày đi làm qua đoạn đường Phạm Hùng phải qua đường, Thái không thể đi được, tôi lại rong Thái qua đường. Mọi người đi đường những người dân gần đó còn tưởng rằng chúng tôi là hai anh em ruột. Nhưng tôi nghĩ đơn giản lắm, chúng ta không ai đi trên đường một mình, và chúng tôi là bạn, những lúc khó khăn cần có nhau.
          Để theo đuổi ước mơ của mình là thành lập công ty riêng của mình, khi công ty đã đi vào ổn định và phát triển. Tôi cùng Thái ra đi,  thành lập công ty riêng của mình, bước đầu gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng công sức của tôi cũng được đền đáp. Cái tên công ty cổ phần thương mại và giáo dục Việt Tâm Đức, xưởng dạy nghể của tôi ngày càng có chỗ đứng, và phát triển hơn, khách hàng tin tưởng, học viên say mê, yêu nghề , làm việc bằng cái tâm và đạo đức trong nghề nghiệp đó là động lực thúc đẩy công ty tôi phát triển vững mạnh. Đầu 2014 công ty vinh dự được Đảng và nhà nước trao tặng bằng khen doanh nhân văn hóa, doanh nghiệp nhân tâm tài trí tín, là một doanh nghiệp trẻ thành đạt, những gì mà tôi làm được đã gạt đi lời dị nghị của người đời “ nghèo như nó thì làm sao mà thành lập được công ty”. Cuộc đời tôi trả lời cho câu hỏi của họ

          Và các bạn trẻ, những người đi sau dù nghèo khó hay hoàn cảnh cũng đừng bao giờ lấy đó làm lý do để từ bỏ ước mơ “ thành công chỉ đến khi con người ta biết nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ bằng con đường chân chính”. Những bạn có điều kiện hãy biết nắm lấy cơ hội, học tập thật tốt  và phấn đấu cho tương lai vì các bạn là những người may mắn hơn tôi

2 nhận xét:

anh ạ. em rất là ngưỡng mộ anh đó anh. em chúc anh thành công hơn nữa. Em ngưỡng mộ vì anh thành công nhưng không ồn ào, khiêm nhường lẵng lẽ làm mọi việc.!

lúc 02:59 29 tháng 9, 2015 comment-delete

Cảm ơn em nhé, chúc em thành công và học giỏi

lúc 02:35 1 tháng 10, 2015 comment-delete

Đăng nhận xét